Trong thế giới cryptocurrency, ngoài Bitcoin, Ethereum thì một trong những đồng coin được biết đến rộng rãi nhất chính là Ripple (XRP). Được xem như lão làng, Ripple và token XRP đã đang và sẽ gây tranh cãi trong cộng đồng về bản chất lẫn chức năng của mình.
Xem thêm: Proof of Work (POW) là gì? Ưu nhược điểm, nguyên lý hoạt động của POW
Tìm hiểu Ripple là gì?
Ripple là tên của một công ty và cũng là một hệ thống thanh toán theo thời gian thực, mạng lưới trao đổi và chuyển tiền tệ.
Ripple được lên ý tưởng lần đầu vào năm 2004 bởi Ryan Fugger, người đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay).
Hệ thống này đi vào hoạt động vào năm 2005 với mục tiêu cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trong một mạng lưới toàn cầu.
Năm 2012, Fugger bàn giao dự án cho Jed McCaleb và Chris Larsen, và cùng nhau họ thành lập công ty công nghệ OpenCoin có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Từ thời điểm đó, Ripple bắt đầu được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Đến năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs; và đến năm 2015, công ty chính thức lấy tên Ripple.
Tìm hiểu XRP là gì?
XRP (Ripple coin) là một hệ thống thanh toán theo thời gian thực (RTGS). Chúng còn được gọi là Ripple Transaction Protocol (RTXP) hoặc giao thức Ripple.
Mạng lưới Ripple ra đời năm 2012 với mục đích giúp mọi người có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức tài chính, ngân hàng, Paypal… với một mức chi phí cực kỳ thấp nhưng tốc độ xử lý nhanh chóng hơn.
XRP sử dụng công nghệ thuật toán Blockchain, tương tự như Bitcoin, nhằm hỗ trợ giải quyết các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng trở nên nhanh chóng hơn.
Mạng lưới Ripple là gì?
Ripple là tên gọi chung của một đồng tiền kỹ thuật số và một hệ thống thanh toán mở. Mục đích chính của mạng lưới Ripple là giúp cho mọi người có thể sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, Paypal, ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác với một mức phí rất thấp cùng quá trình xử lý nhanh chóng.
Lịch sử hình thành của Ripple
Vào năm 2005, hệ thống tiền kỹ thuật số phi tập trung Ripplepay được phát hành bởi nhà phát triển hệ thống phi tập trung tại Canada - Ryan Fugger.
Vào năm 2011, Jed McCable (Former founder của Mt.Gox) đã quyết định phát triển dự án tiền điện tử riêng của mình. Tháng 05/2011, Jed cùng Arthur Britto và David Schwartz phát triển sổ cái có tên XRP Ledger.
Vào tháng 09/2012, sau khi thuyết phục được Fugger trao toàn quyền điều hành của Ripplepay, Jed McCaleb, Chris Larsen cùng Arthur Britto đã thành lập nên công ty OpenCoin.
Sau khi được thành lập, OpenCoin bắt đầu xây dựng mạng lưới thanh toán Ripple với giao thức đồng thuận Ripple Consensus Protocol (RPCA).
Vào khoảng thời gian từ tháng 04 đến 05/2013, OpenCoin nhận được 5,5 triệu đô từ các quỹ đầu tư lớn như Google Ventures, Andreessen Horowitz, Pantera Capital, Digital Currency Group… ở vòng Seed Round.
Sau khi OpenCoin chính thức đổi tên thành Ripple Labs vào tháng 09/2013, Jed McCaleb đã chính thức rời khỏi Ripple Labs để thành lập nên Stellar (XLM).
Vào đầu năm 2015, Ripple ký kết hợp tác với Western Union. Vài tháng sau, Ripple bị FinCEN phạt 700 ngàn đô vì vi phạm đạo luật bảo mật ngân hàng thông qua việc bán XRP mà không được sự cho phép của cơ quan này.
Tuy nhiên, đây cũng là phần thú vị khi FinCEN lại mặc định XRP là một currency chứ không phải một security token.
Đến tháng 10/2015, Ripple Labs đổi tên thương hiệu thành Ripple nhưng công ty vẫn mang tên Ripple Labs Inc.
Vào tháng 09/2016, Ripple được công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Nhật Bản, SBI Holdings đầu tư 55 triệu đô (chiếm ~10,5% cổ phần của công ty Ripple Labs).
Năm 2017, Ripple tiếp tục phát triển với sự ký kết với nhiều ngân hàng sử dụng sản phẩm của họ RippleNet.
Cũng trong năm 2017 này, Ripple lần đầu tiên tổ chức sự kiện hằng năm SwellbyRipple. Tính đến 2019, sự kiện này đã được tổ chức lần thứ 3.
XRP Ledger (XRPL) là gì?
Dựa trên công trình của Fugger và được lấy cảm hứng từ việc tạo ra Bitcoin, Ripple đã triển khai Ripple Consensus Ledger (RCL) vào năm 2012 – cùng với việc cho ra đời đồng tiền điện tử XRP. RCL sau này được đổi tên thành XRP Ledger (XRPL).
XRPL hoạt động như một hệ thống kinh tế phân tán không chỉ lưu trữ tất cả thông tin kế toán của những người tham gia mạng mà còn cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ. Ripple giới thiệu XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở cho phép thực hiện các giao dịch tài chính theo thời gian thực. Các giao dịch này được bảo đảm và xác minh bởi những người tham gia mạng thông qua cơ chế đồng thuận.
Tuy nhiên, không giống như Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán đồng thuận Proof of Work,và do đó, không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch. Thay vào đó, mạng đạt được sự đồng thuận thông qua việc sử dụng thuật toán đồng thuận được tùy chỉnh của nó – trước đây được gọi là Thuật toán Đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).
XRPL được quản lý bởi một mạng gồm các node xác nhận độc lập liên tục thực hiện đối chiếu các bản ghi giao dịch. Bất cứ ai cũng có thể thiết lập và chạy một node trình xác nhận Ripple, không những vậy còn có thể chọn các node để tin cậy làm trình xác nhận hợp lệ. Tuy nhiên, Ripple khuyên khách hàng nên sử dụng danh sách những đối tượng tham gia đã được xác định và đáng tin cậy để xác thực giao dịch. Danh sách này được gọi là Unique Node List (UNL).
Các node UNL trao đổi dữ liệu giao dịch với nhau cho đến khi tất cả chúng đồng thuận về trạng thái hiện tại của sổ cái. Nói cách khác, các giao dịch được thỏa thuận dựa trên cơ chế bỏ phiếu siêu đa số gồm các node UNL được coi là hợp lệ, và sự đồng thuận sẽ đạt được khi tất cả các node này cùng nhất quán việc áp dụng tập các giao dịch vào sổ cái.
Theo website chính thức của Ripple, Ripple là một công ty tư nhân đã thiết lập sự phát triển của XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào mã và XRPL có thể được tiếp tục ngay cả khi công ty ngừng hoạt động.
RippleNet là gì?
Ngược lại với XRPL, RippleNet là độc quyền của công ty Ripple và được xây dựng trên nền tảng XRPL như một mạng lưới thanh toán và giao dịch.
RippleNet hiện cung cấp một bộ gồm 3 sản phẩm được thiết kế như một hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Hiện tại, RippleNet có ba sản phẩm chính: xRapid, xCurrent và xVia.
xRapid là gì?
Nói ngắn gọn, xRapid là một giải pháp thanh khoản theo yêu cầu, sử dụng XRP như một loại tiền tệ cầu nối trên toàn cầu cho các cặp tiền tệ fiat. Cả XRP và xRapid đều dựa vào XRP Ledger, cho phép thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản. Bob muốn gửi $100 từ Australia cho Alice ở bên Ấn Độ. Bob chuyển tiền qua một tổ chức tài chính gọi là FIN. Để thực hiện giao dịch, FIN sử dụng giải pháp xRapid để tạo kết nối giữa các sàn giao dịch tài sản ở cả quốc gia nguồn và quốc gia đích. Bằng cách này, công ty có thể chuyển đổi $100 của Bob thành XRP, giúp cung cấp thanh khoản cần thiết cho việc thanh toán cuối cùng. Chỉ trong vài giây, XRP sẽ được chuyển đổi thành đồng Rupee của Ấn Độ và Alice có thể rút tiền từ sàn giao dịch tài sản bên Ấn Độ.
xCurrent là gì?
xCurrent là một giải pháp được thiết kế để cung cấp quyết toán tức thời và theo dõi các thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên của RippleNet. Không giống như xRapid, giải pháp xCurrent không dựa trên XRP Ledger và không sử dụng đồng tiền điện tử XRP theo mặc định. xCurrent được xây dựng xung quanh Interledger Protocol (ILP), được thiết kế bởi Ripple như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau.
Bốn thành phần cơ bản của xCurrent là:
- Messenger – Messenger cung cấp giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính của RippleNet. Nó được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro và tuân thủ, phí, tỷ giá FX, chi tiết thanh toán và thời gian chuyển tiền dự kiến.
- Validator – Validator (trình xác nhận) được sử dụng để xác nhận, bằng kỹ thuật mã hóa, sự thành công hay thất bại của một giao dịch, ngoài ra để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger. Các tổ chức tài chính có thể chạy validator của riêng mình hoặc có thể dựa vào validator của bên thứ ba.
- ILP Ledger – Interledger Protocol được triển khai vào các sổ cái ngân hàng hiện có, tạo ra ILP Ledger. ILP Ledger hoạt động như một sổ cái phụ và được sử dụng để theo dõi các khoản tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch. Các quỹ sẽ được quyết toán rất nhanh, tức là ngay lập tức nếu có thể được hoặc là không.
- FX Ticker – FX ticker được sử dụng để xác định các tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch. Nó theo dõi trạng thái hiện tại của mỗi ILP Ledger được cấu hình.
- Mặc dù xCurrent được thiết kế chủ yếu cho các loại tiền tệ fiat, nó cũng hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử.
xVia là gì ?
xVia là một giao diện chuẩn hóa dựa trên API cho phép các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác tương tác trong một khung duy nhất – mà không phải dựa vào nhiều tích hợp mạng thanh toán. xVia cho phép các ngân hàng tạo các thanh toán thông qua các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet và cũng cho phép họ gắn hóa đơn hoặc các thông tin khác vào các giao dịch.
Tại sao nhiều ngân hàng lựa chọn XRP là nền tảng thanh toán tương lai?
Nền tảng Ripple đã được chấp nhận bởi các ngân hàng, cho phép hợp pháp hóa quá trình thanh toán và ít nhất, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn về loại tiền tệ này. Trong khi Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác được xem là đang cạnh tranh với giới ngân hàng.
Với điều đó, Ripple tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào việc các ngân hàng áp dụng nền tảng này và sự cống hiến của đội ngũ phát triển. Khi càng nhiều ngân hàng tham gia vào mạng lưới, giá XRP có thể sẽ tăng vọt, thúc đẩy nhiều người tham gia và lôi kéo các ngân hàng khác gia nhập.
Trong danh sách đối tác chiến lược của Ripple trước đó đã có những cái tên nặng ký như Google, IDG Capital Partners, Anderssen hay AME Cloud Ventures.
Thật khó nói về tương lai của XRP sẽ ra sau, bởi vì XRP vẫn là đang được thử nghiệm cũng như chưa được nhiều ngân hàng thật sự áp dụng. Một phần do công nghệ còn quá mới, một phần những công nghệ cũ vẫn ổn định theo một khía cạnh nào đó. Chính vì vậy việc thay đổi từ công nghệ cũ qua công nghệ mới vẫn còn là một chặn đường dài, đặc biệt là lĩnh vực nhạy cảm như tài chính này.
Nhưng chắc chắn tương lai của Ripple vẫn sẽ là một công ty giải pháp thanh toán tài chính đáng tin cậy và phát triển mạnh công nghệ mới.
Vậy thì có nên đầu tư Ripple không? Như đã nói ở trên, token XRP của Ripple vẫn chưa có ứng dụng thực, vì thế nhiều người không đánh giá cao XRP. Tuy nhiên, nếu bạn tin tưởng vào tương lai XRP thì có thể tìm hiểu sâu hơn và ra quyết định có nên đầu tư XRP không.
Làm sao để tạo ví và lưu trữ XRP?
Hiện nay bạn có thể lưu trữ Ripple trên 2 loại ví XRP thông dụng như sau:
Ví lạnh: Các ví được dùng phổ biến như Ledger Nano S, Trezor,…
Ví Web: Ripple wallet trên các sàn giao dịch.
Cách tạo ví Ripple hay lập ví Ripple khá đơn giản. Đơn cử với ví sàn giao dịch, khi bạn tạo tài khoản trên từng sàn giao dịch cụ thể, bạn đã được cung cấp một XRP wallet để dùng mua bán, trade XRP.
Cách mua bán tiền điện tử XRP như thế nào?
Được xem là lão làng trong thế giới cryptocurrency, nhiều sàn giao dịch phổ biến đã cho phép mua bán Ripple với nhiều cặp tỷ giá XRP như: XRP/USDT, XRP/BTC, XRP/ETH,… Cách giao dịch Ripple trên những sàn mua bán XRP khá đơn giản, tương tự như mua bán Bitcoin, Ethereum,…
Bên cạnh đó, Ripple cũng là một trong những đồng coin biến động rất mạnh, nên nếu bạn muốn tìm giá Ripple hôm nay, có thể tra cứu giá XRP trung bình trên Coinmarketcap. Hoặc quan sát biểu đồ Ripple (Ripple chart) trên sàn giao dịch bạn mở tài khoản.
Kết luận
Trong khi Bitcoin được biết đến là đồng tiền điện tử đầu tiên và Ethereum được công nhận tạo ra nền tảng cho các hợp đồng thông minh, chúng ta có thể xem mạng Ripple như một hệ thống trao đổi tiền tệ tập trung vào các giải pháp thanh toán toàn cầu cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
RippleNet có thể được triển khai trên cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện có như một cách để bổ sung và cải thiện hệ thống thanh toán truyền thống. xCurrent cho phép thanh toán theo thời gian thực với sự hiệu quả chi phí giữa các tổ chức tài chính, xRapid sử dụng XRP làm đơn vị tiền tệ không biên giới cho các nhóm thanh khoản theo yêu cầu và xVia tạo điều kiện cho việc tích hợp và giao tiếp cho tất cả những người tham gia RippleNet.